DỊCH VỤ THIẾT KẾ

∴ ∴ DỊCH VỤ THIẾT KẾ ∴ ∴ 

A – Lập dự án đầu tư

– Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải lập dự án đầu tư xây dựng để xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế – xã hội của dự án và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Dự án đầu tư xây dựng công trình còn có tên gọi khác là Báo cáo Nghiên cứu Khả thi (FS – Feasibility Study).
– Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải lập dự án đầu tư xây dựng để xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế – xã hội của dự án và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Dự án đầu tư xây dựng công trình còn có tên gọi khác là Báo cáo Nghiên cứu Khả thi (FS – Feasibility Study).
– Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thiết kế cơ sở (BD – Basic Document) và phần thuyết minh dự án. Dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thỏa thuận là cơ sở pháp lý để triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật (TD – Technical Document) và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (ED – Executive Document)…

Nội dung hồ sơ – bản vẽ:

Sản phẩm lập dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm các nội dung công việc phải thực hiện được quy định tại Luật Xây dựng và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Cụ thể như sau:

1. Phần thuyết minh dự án

+ Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất kinh doanh; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất,…
+ Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
+ Các giải pháp thực hiện bao gồm:
– Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng HTKT (nếu có);
– Các phương án thiết kế kiến trúc;
– Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
– Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án;
– Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng (không bao gồm báo cáo đánh giá tác động môi trường);
– Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.

2. Phần thiết kế cơ sở

+ Các bản vẽ thiết kế cơ sở
– Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng.
– Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ.
+ Thuyết minh thiết kế cơ sở
– Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng;
– Thuyết minh công nghệ: Giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng;
– Thuyết minh xây dựng.

giới thiệu Không Gian Xanh thiết kế
B. Quy hoạch Xây dựng

Quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm quy hoạch chung (tỷ lệ từ 1/10.000), quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/5.000, 1/2.000) và quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500). Quy hoạch xây dựng có tính chất định hướng về tổ chức không gian kiến trúc – cảnh quan, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật. Theo quy định của Chính phủ, đồ án quy hoạch xây dựng được lập cho các khu chức năng trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hoá, khu du lịch, nghỉ mát,… hoặc các khu khác đã được xác định.
Theo mục đích quy hoạch, có thể chia đồ án quy hoạch xây dựng ra làm 2 loại: Quy hoạch quản lý thường được lập bằng vốn ngân sách và Quy hoạch dự án do các chủ đầu tư dự án thực hiện.

Nội dung hồ sơ – bản vẽ:

Nội dung và sản phẩm đồ án quy hoạch xây dựng được quy định tại Luật Xây dựng; Luật Quy hoạch Đô thị; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch và Thông tư số 10/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của từng loại đồ án quy hoạch. Cụ thể như sau:

1. Nội dung nghiên cứu

Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc cảnh quan, di tích lịch sử – văn hoá.
+ Xác định tính chất, chức năng và các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của khu vực thiết kế.
+ Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; xác định các chỉ tiêu cho từng lô đất về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình; vị trí, quy mô các công trình ngầm.
+ Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật:
– Xác định mạng lưới đường giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng;
– Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô các công trình trạm bơm nước; bể chứa; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật;
– Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện năng;
– Xác định mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước bẩn, chất thải.
+ Dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện.
+ Sơ bộ đánh giá tác động môi trường và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng.

2. Thành phần hồ sơ bản vẽ

+ Phần bản vẽ
– Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất quy hoạch;
– Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng;
– Bản đồ hiện trạng hệ thống HTKT và bảo vệ môi trường;
– Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất;
– Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan;
– Các bản vẽ minh họa;
– Bản đồ QH giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng;
– Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường;
– Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật.
+ Phần văn bản
– Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt, các phụ lục tính toán kèm theo, các văn bản khác có liên quan.

Giới thiệu Không Gian Xanh thiết kế

C. Thiết kế Kiến trúc – Nội thất

– Thiết kế Kiến trúc – Nội thất (Architectural & Interior Design) là các công việc thiết kế của giai đoạn thực hiện đầu tư dự án. Quá trình thiết kế thường bắt đầu từ thiết kế ý tưởng (Conceptual Design) và kết thúc bởi thiết kế chi tiết (Detailed Design). Tất cả quá trình này nhằm đưa ra các giải pháp thiết kế phục vụ cho mục đích thi công xây dựng công trình.
– Thiết kế Kiến trúc – Nội thất ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các công việc thiết kế để tạo nên hình dáng kiến trúc và trang trí nội thất công trình, không chỉ giới hạn trong phạm vi công việc của kiến trúc sư hay họa sĩ thiết kế. Nó bao gồm rất nhiều chuyên ngành như kiến trúc, kết cấu, cấp điện và chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hoà và thông gió,… trong đó kiến trúc sư đóng vai trò thiết yếu.
– Kiến trúc Không Gian Xanh là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trong đó dịch vụ thiết kế là chủ đạo, định hướng phát triển cho thương hiệu của mình. Cùng với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên viên trẻ trung và giàu nhiệt huyết, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình cho từng dự án, từng công trình với mục tiêu tạo ra một mối dây liên kết bền chặt giữa khách hàng và công ty. Chúng tôi hân hạnh trăn trở suy tư cùng quý khách hàng, nhằm nắm bắt những mong muốn và nhu cầu. Từ đó, chúng tôi tìm ra những giải pháp tối ưu, đồng thời giảm giá thành sản phẩm ở mức thấp nhất cho từng dự án, công trình.

Nội dung hồ sơ – bản vẽ:

Sản phẩm của Thiết kế Kiến trúc – Nội thất bao gồm từng phần hay toàn bộ các hồ sơ sau: Hồ sơ thiết kế phương án, hồ sơ thiết kế cơ sở (kèm theo dự án đầu tư), hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công tùy theo đặc thù công việc. Hồ sơ bao gồm các bản vẽ, thuyết minh được trình bày riêng hoặc thể hiện ngay trên bản vẽ, dự toán. Nội dung, thành phần hồ sơ bản vẽ được quy định tại Luật Xây dựng, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác hiện hành. Cụ thể như sau:

1. Hồ sơ thiết kế phương án

– Bản vẽ sơ bộ thể hiện giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, nội thất với các kích thước và khối lượng chủ yếu, cao độ xây dựng;
– Phối cảnh công trình, tiểu cảnh, sơ đồ minh họa, …
– Thuyết minh thiết kế, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của phương án thiết kế.

2. Hồ sơ thiết kế cơ sở

+ Các bản vẽ thiết kế cơ sở
– Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng;
– Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ.
+ Thuyết minh thiết kế cơ sở
– Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng;
– Thuyết minh công nghệ: Giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng;
– Thuyết minh xây dựng.

3. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật

– Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng phải tính toán lại và làm rõ phương án lựa chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; các chỉ dẫn kỹ thuật; giải thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung khác theo yêu cầu của chủ đầu tư;
– Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng;
– Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.

4. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

– Bản vẽ thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình;
– Thuyết minh được trình bầy riêng hoặc trực tiếp trên bản vẽ giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;
– Dự toán thi công xây dựng công trình.